Hiện nay, quay phim sự kiện là một mảnh ghép gần như không thể thiếu trong truyền thông doanh nghiệp. Với một người mới bắt đầu thì chắc chắn không khỏi bỡ ngỡ. Để có những khung hình đẹp, thì hãy bắt đầu từ những cách quay phim sự kiện cơ bản sau đây nhé!

Các khung hình cơ bản khi quay phim sự kiện

Mỗi loại khung hình phù hợp với từng cảnh và cách truyền tải khác nhau. Bạn cần nắm được các loại khung hình để kết hợp thành một clip hoàn chỉnh. Các khung hình cơ bản hay dùng đó là: viễn cảnh, toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh và đặc tả. Cụ thể như sau:

Viễn cảnh

Khung hình này có bối cảnh rộng, người xuất hiện trong khung hình chỉ là một chủ thể nhỏ và thường không nhìn thấy. Viễn cảnh thường được sử dụng khi bắt đầu một sự kiện. Khung hình này có thể quay lại toàn cảnh nơi diễn ra sự kiện. Tùy vào sáng tạo của người quay, viễn cảnh không nhất thiết chỉ xuất hiện ở đầu phim.

Viễn cảnh là một khung hình trong quay phim sự kiện
Viễn cảnh là một khung hình trong quay phim sự kiện

Toàn cảnh

Toàn cảnh giúp lấy được toàn bộ khung cảnh, cơ thể và chuyển động của một người hay một vật thể. Cùng là cảnh quay rộng nhưng toàn cảnh gần hơn so với viễn cảnh.

Trung cảnh

Khi quay trung cảnh, mọi chi tiết không bé nhỏ như khi quay viễn cảnh hay toàn cảnh. Tuy nhiên, cảnh quay này cũng không quá tập trung vào một chi tiết nào đó. Đây là một trong những cảnh quay được sử dụng nhiều khi quay phim sự kiện.

Cận cảnh 

Cảnh quay này giúp thấy rõ được khuôn mặt của một người, hay chuyển động của một vật thể nào đó. Cận cảnh rộng lấy từ ngực còn cận cảnh hẹp lấy từ cổ của một người. Quay cận cảnh thường thường được nhiều người áp dụng khi quay phỏng vấn một người tham gia sau khi sự kiện kết thúc.

Quay cận cảnh được áp dụng nhiều trong quay phim sự kiện
Quay cận cảnh được áp dụng nhiều trong quay phim sự kiện

Đặc tả

Đây là cảnh quay đi vào chi tiết về người hoặc một vật nào đó. Gần giống với cận cảnh nhưng khung hình gần hơn nữa,thường chỉ chú ý vào một chi tiết nhất định như mắt, miệng, … nhằm miên tả sâu về đối tượng đó.

Cách quay phim sự kiện khi lấy góc máy

Góc quay là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng hình ảnh và trực tiếp ảnh hưởng đến video sản phẩm sự kiện. Một trong những kỹ thuật quay phim sự kiện bạn cần năm rõ là và sử dụng thành thạo chính là góc quay. Có 3 góc quay cơ bản là góc ngang, góc thấp và góc cao. Với 3 góc máy này, bạn cần phải có quá trình học hỏi và tìm hiểu kỹ càng để có được những góc máy đẹp nhất.

 Những khó khăn thường gặp khi quay phim sự kiện

Quay phim sự kiện cũng có nhiều khó khăn
Quay phim sự kiện cũng có nhiều khó khăn

Với một sự kiện kéo dài hàng tiếng để truyền tải trong video chỉ vài phút là một khó khăn lớn. Đặc biệt đối với những thợ mới vào nghề. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và mạng xã hội, các doanh nghiệp không chỉ cần những bức ảnh sự kiện đơn giản. Mà cái họ muốn sự kiện của họ được ghi lại một cách hấp dẫn và sống động. Những cảnh quay này nhằm phục vụ công tác truyền thông. Vì vậy mà dịch vụ quay phim chụp ảnh sự kiện ngày càng được sử dụng nhiều trong cuộc sống.

Tuy nhiên, quá trình quay phim chụp ảnh sự kiện tồn tại nhiều khó khăn mà không chỉ đối với người mới vào nghề. Đây cũng là điều mà nhiều thợ quay phim chụp ảnh sự kiện chuyên nghiệp cũng gặp phải. Những khó khăn vụ thể còn tồn tại như sau:

  • Không có kịch bản quay chi tiết, người quay phim phải tự áp dụng kiến thức và kinh nghiệm để có góc máy tốt nhất.
  • Bạn sẽ không có cơ hội quay lại lần thứ hai nếu hỏng.
  • Địa điểm rộng, thời gian không cố định.
  • Âm thanh hỗn loạn.

Trên đây là những hướng dẫn cơ bản, và một số khó khăn bạn phải đối mặt trong quá trình quay phim sự kiện. Chúc bạn có thể áp dụng và thực hành thành công!

Nếu có bất cứ thắc mắc gì về quay phim sự kiện, đừng ngần ngại liên hệ với Mithalo Media để được giải đáp tường tận nhất nhé!